Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

Phó thủ tướng: 'Dồn lực dập ổ dịch tại Bệnh viện Bạch Mai'

Tại cuộc họp trực tuyến với thành phố Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai và các chuyên gia, ngày 28/3, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh nội dung trên "là nhiệm vụ rất quan trọng trong những ngày tới".

Theo ông Đam, việc dập các ổ dịch có tính quyết định khi đã lây lan vào cộng đồng. Việt Nam đã làm tốt với các ổ dịch tại Sơn Lôi (Vĩnh Phúc), ổ dịch tại Bình Thuận, chuyến bay VN54... Hiện còn hai ổ dịch phải đặc biệt lưu ý là quán bar Buddah (TP HCM) và Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).

Phó thủ tướng yêu cầu lập danh sách toàn bộ những người đã đến bệnh viện từ 12/3 đến nay. Các địa phương có người từng đến đây đều phải vào cuộc quyết liệt, "phối hợp chặt chẽ, đồng bộ để dập bằng được ổ dịch này".

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam. Ảnh: VGP

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam. Ảnh: VGP

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết "Bệnh viện Bạch Mai được đánh giá là một ổ dịch lớn, nguy hiểm". Bộ Y tế đã thành lập một tổ công tác đặc biệt và tổ điều tra dịch tễ tại đây.

Tất cả y bác sỹ, nhân viên, bệnh nhân đã được cách ly, xét nghiệm. Tuy nhiên, ông Sơn cho rằng bệnh viện là cơ sở y tế lớn, mỗi ngày có từ 10.000-15.000 người qua lại nên lây nhiễm có thể không chỉ từ bệnh nhân, cán bộ y tế, mà còn cả từ người đến thăm, người đến khám bệnh. Vì vậy, nguy cơ lây nhiễm ở Bạch Mai cũng như các bệnh viện khác là rất lớn.

"Chúng ta đã lần lượt kiểm soát các nguồn lây bệnh. Cán bộ, nhân viên y tế đang cách ly tại bệnh viện Bạch Mai vẫn tiếp tục điều trị các bệnh nhân còn ở trong. Bộ Y tế sẽ cung cấp thuốc, vật tư y tế, trang thiết bị điều trị để bảo đảm cán bộ, nhân viên y tế có thể hoàn thành nhiệm vụ điều trị cho bệnh nhân", Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nói.

PGS Trần Đắc Phu (nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng) cho biết thêm, từ hai tuần nay, các chuyên gia dịch tễ học đã theo dõi rất sát và phân tích ngày đêm để tìm ra đường lây nhiễm ở Bệnh viện Bạch Mai.

Ban đầu, các chuyên gia tập trung vào hướng lây nhiễm từ nhân viên y tế, nhưng sau khi xét nghiệm thì thấy chưa thuyết phục. Đường lây nhiễm thứ hai, có dấu hiệu lây nhiễm từ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

Tuy nhiên, điều tra dịch tễ tiếp theo cho thấy có nguồn lây nguy hiểm hơn nữa là từ nhân viên của các công ty cung cấp dịch vụ ăn uống, hậu cần trong bệnh viện. Hiện, công ty cung cấp dịch vụ tại bệnh viện Bạch Mai đã có 5 người nhiễm nCoV.

Các chuyên gia dịch tễ đang tiếp tục điều tra nguồn lây bệnh từ những người chăm sóc bệnh nhân chuyên nghiệp.

Ông Trần Đắc Phu cho rằng nguy cơ lây nhiễm từ hai nguồn này "là rất nguy hiểm vì di chuyển qua nhiều bệnh viện". "Tới đây, không chỉ Bạch Mai mà các bệnh viện khác cũng phải đặc biệt chú ý hai nguồn này", ông Phu cảnh báo.

Tại cuộc họp, nhiều chuyên gia nhận định, hai ổ dịch rất nguy hiểm là quán bar Buddah và Bệnh viện Bạch Mai. Đặc biệt, Bạch Mai là ổ dịch rất lớn, nơi rất tiềm tàng, phức tạp, nguy hiểm nhất của cả nước.

Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh giải pháp điều tra dịch tễ truyền thống, cần đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu bảo hiểm y tế để "từ trong rà soát ra" và "bao lưới từ ngoài vào", nhằm khoanh vùng, xác định trường hợp liên quan.

Đồng thời, các chuyên gia khuyến cáo cần gửi tin nhắn cảnh báo qua các mạng di động, mạng xã hội đến tất cả những người đã qua lại Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 12/3; kêu gọi người dân cung cấp thông tin về những người có liên quan hoặc đã đến đây. Sau khi lập danh sách, sẽ sàng lọc, phân loại nhóm cần cách ly tập trung và xét nghiệm ngay, nhóm cách ly tại gia đình và được theo dõi y tế.

Các chuyên gia thống nhất, người nhà bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, nếu không cần thiết ở lại thì dịch công chứng được di chuyển đến khu cách ly tập trung. Các bệnh nhân còn lại trong viện sẽ tiếp tục được điều trị. Trường hợp được điều trị khỏi phải bảo đảm đầy đủ các điều kiện về dịch tễ mới được xuất viện.

Lực lượng y tế sẽ cách ly tập trung trong bệnh viện. Nếu phải luân phiên thì người vào thay cũng phải cách ly tập trung trong viện, còn người ra ngoài cách ly ở cơ sở tập trung dân sự.

Bệnh viện Bạch Mai được giao lên danh sách bệnh nhân chạy thận nhân tạo, để có quy chế riêng khi đến viện và yêu cầu tự cách ly tại nơi cư trú. Những người này phải khai báo y tế bắt buộc theo quy định của Hà Nội để giám sát việc di chuyển, đảm bảo tránh mọi nguy cơ bị lây nhiễm hoặc lây nhiễm ra cộng đồng.

Bộ Y tế sẽ có văn bản yêu cầu toàn bộ hệ thống bệnh viện tăng cường biện pháp phòng, chống dịch, tránh xảy ra tình trạng tương tự như bệnh viện Bạch Mai. Cán bộ ngành y tế nếu được yêu cầu cung cấp thông tin điều tra dịch tễ học phải đảm bảo đầy đủ, trung thực; người vi phạm sẽ bị cho thôi việc.

18h ngày 28/3, Bộ Y tế ghi nhận thêm 5 trường hợp dương tính mới, trong đó có 3 người liên quan tới Bệnh viện Bạch Mai.

Ba ca mới có 2 là người nhà bệnh nhân, thời gian qua đưa người thân đến khám chữa bệnh tại bệnh viện Bạch Mai. Người còn lại là một nhân viên nhà ăn bệnh viện.

Như vậy, liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai, hiện ghi nhận 11 bệnh nhân Covid-19 gồm 2 điều dưỡng ; "bệnh nhân 133" ; " bệnh nhân 161" cùng 2 người thân số 162, 163 ; hai nhân viên giao nước sôi là " bệnh nhân 168" và 169 ; và 3 bệnh nhân mới.

Sở Tài nguyên - Môi trường TP HCM bị phê bình

Tối 28/3, thường trực UBND thành phố ra văn bản phê bình nghiêm khắc Sở Tài nguyên và Môi trường vì ban hành công văn "báo cáo công suất hoả táng" gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến công tác phòng chống Covid-19 của thành phố. Sở này được yêu cầu kiểm điểm các cá nhân liên quan, báo cáo UBND thành phố trong tối nay.

UBND thành phố cho biết không có chủ trương, không chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành các nội dung theo công văn "báo cáo công suất hoả táng". Công tác phòng chống Covid-19 trên địa bàn đang được kiểm soát tốt. Thành phố có 44 ca nhiễm, trong đó 3 người đã xuất viện, sức khoẻ ổn định và không có trường hợp tử vong.

Công văn do Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thị Thanh Mỹ ký ngày 26/3, đề nghị Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị thành phố; Công ty TNHH Xây dựng và kinh doanh nhà Điền Phúc Thành; Công ty Cổ phần đầu tư Long Cơ báo cáo công suất hoả táng tối đa trong trường hợp vận hành liên tục; quy trình tiếp nhận và giải pháp cách ly tối đa để không ảnh hưởng đến con người và các khu vực xung quanh.

Việc này nhằm ứng phó tình hình phòng chống dịch bệnh, song công văn còn viết "đặc biệt với tình huống cần phải hoả táng các bệnh nhân nặng nhiễm virut Covid-19 có thể tử vong".

Văn bản này sau đó được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận trong bối cảnh Covid-19 đang phức tạp. Ngày 27/3, Sở Tài Nguyên và Môi trường thu hồi công dịch công chứng văn này.

Tại buổi họp báo chiều nay, Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường Nguyễn Toàn Thắng nhìn nhận, văn bản gửi các đơn vị hoả táng có một số nội dung không phù hợp, không rõ, gây ảnh hưởng đến dư luận. Khi nhận được phản ánh, Sở đã thu hồi văn bản.

"Với tư cách là người đứng đầu Sở Tài nguyên và Môi trường, tôi xin nhận trách nhiệm vì đã gây ảnh hưởng tới người dân, các cấp các ngành đang chung tay chống dịch", ông Thắng nói.

Hữu Công

Nhật ký nhà đầu tư bị Covid-19 hạ gục

Nhật ký nhà đầu tư bị Covid-19 hạ gục - VnExpress
×
Chủ nhật, 29/3/2020, 01:37 (GMT+7)

Nhật ký nhà đầu tư bị Covid-19 hạ gục

James B. Stewart, nhà đầu tư chứng khoán kỳ cựu đã sống sót, thậm chí giàu lên qua 4 lần thị trường sập, lại không chuẩn bị được gì cho lần này.

James B. Stewart là cây bút bình luận trên New York Times. Ông hiện là giáo sư báo chí kinh doanh tại Đại học Columbia (Mỹ) và đã viết 9 cuốn sách. Năm 1988, ông được trao giải Pulitzer về báo chí giải thích.

Stewart còn là nhà đầu tư chứng khoán kỳ cựu với 40 năm kinh nghiệm. Trên New York Times, ông đã kể lại kinh nghiệm và bài học của mình từ khi mới đầu tư đến thời điểm đại dịch bùng phát:

James B. Stewart đã có 40 năm đầu tư chứng khoán.

Sáng thứ năm ngày 19/3, bốn tuần sau khi Covid-19 quét qua Mỹ, Dow Jones mất 700 điểm ngay khi mở cửa. Phiên trước đó, nó đã giảm về dưới mốc 20.000 điểm. Chỉ số này đã mất 30% trong một tháng - mạnh nhất lịch sử, thậm chí còn tệ hơn hồi Đại Suy thoái.

Mức giảm thật kinh khủng. Tuy nhiên, tôi biết rằng đây là thời điểm để mua vào, theo quy tắc mà tôi đã tích luỹ qua nhiều thập kỷ đầu tư. Nhưng khi mở máy và đăng nhập vào tài khoản của mình, cái đầu tiên tôi nhìn thấy là giá trị danh mục hiện tại.

Sống trong một căn nhà ở vùng nông thôn New York, đã nhiều ngày qua tôi không vào tài khoản. Giờ tôi chẳng muốn nhìn thấy nó nữa.

Tôi quyết định tốt hơn hết là đi xem dự báo thời tiết. Cũng còn nhiều email phải đọc nữa. Nhưng một tiếng trôi qua, tôi chẳng làm gì cả. Tôi thấy toàn thân mình tê liệt.

Tôi đã đầu tư cổ phiếu gần 40 năm, đã vượt qua và thậm chí giàu lên sau 4 lần thị trường sập. Đáng lẽ, tôi phải chuẩn bị tốt cho lần này rồi. Tuy nhiên, nhìn lại vài tuần qua, tôi nhận ra mình đã vi phạm hầu hết các quy tắc đã được kiểm chứng của chính mình. Khi cuộc sống thường ngày bị đảo lộn, tôi mắc kẹt giữa tâm lý lạc quan và tuyệt vọng. Tôi đã để cảm xúc ảnh hưởng đến quyết định của mình.

Kinh nghiệm đầu đời

Mùa hè năm 1982, với sự ủng hộ của cha, tôi lần đầu tiên đầu tư vào một quỹ tương hỗ ngay khi tiết kiệm đủ tiền. Hóa ra, 1982 là một năm tuyệt vời. Nhiều năm sau, thị trường tăng đều. Tôi thích tìm kiếm kết quả quỹ tương hỗ của mình trong các bản tin chứng khoán. Trong 5 năm tiếp theo, thị trường tăng gấp 3 lần.

Ngày 19/10/1987, tôi đến thăm anh trai đang học ở Pháp. Khi rời khách sạn ở Strasbourg sáng hôm sau, tôi chợt nhìn thấy trên trang nhất một tờ báo là dòng tít Dow Jones mất 23 gì đó. Tôi thắc mắc khi tin về thị trường chứng khoán Mỹ lại được đăng trên báo Pháp. Ghé mắt nhìn kỹ hơn, tôi thấy số 23%.

Dow đã mất 508 điểm trong một ngày - mức giảm tồi tệ nhất khi đó.

Các nhà môi giới hoảng tại tại Sàn New York ngày 19/10/1987. Ảnh: AP

Tôi cảm thấy cần phải cứu vãn những gì còn lại của khoản tiết kiệm bằng cách đặt lệnh bán. Nhưng tôi đang ở quá xa và không cách nào là phải tiếp tục ôm. Khi trở lại Mỹ, thị trường ổn định lại. Nhưng trong một lần lao dốc sau đó, tôi đã bán toàn bộ khoản đầu tư của mình. Đến tháng 9/1989, thị trường phục hồi hoàn toàn. Tôi chờ đợi trong vô vọng để có thời cơ tốt rót tiền.

Từ đó, tôi thề sẽ không bao giờ giao dịch trong hoảng loạn. Tôi đưa ra một quy tắc: không bao giờ bán vào ngày giảm điểm và không bao giờ mua vào ngày tăng điểm. Quy tắc này giúp tôi thành công trong thập kỷ tiếp theo, khi thị trường tăng trưởng kỷ lục, nhờ sự bùng nổ công nghệ.

Dần dần, tôi hoàn thiện thêm chiến lược của mình. Theo đó, tôi sẽ mua vào mỗi lần thị trường điều chỉnh (giảm 10% so với đỉnh gần nhất). Rồi tôi lại tiếp tục mua thêm mỗi lần giảm 10% sau đó. Bằng cách này, tôi sẽ không bao giờ phải mua ở giá đỉnh.

Kiếm lời năm 2008

Tôi đã áp dụng quy tắc này vào cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Tháng 10 năm đó, khi thị trường đua nhau bán tháo và những người khác khoe khoang rằng mình đã đoán trước điều này để rút chân, tôi tự tin nói mình đang mua vào.

Tất nhiên, giai đoạn đầu cũng không hoàn hảo, vì thị trường có đến 5 lần giảm 10%, với lần cuối là vào tháng 3/2009. Tôi khá ngớ ngẩn khi mua vào trong lần điều chỉnh đầu tiên, vì thị trường sau đó còn giảm thêm 40%. Nhưng cuối cùng, tôi vẫn thu lời từ những lần mua đầu đó, vì thị trường sau này tăng kỷ lục.

Năm 2009, tôi chẳng phải lo lắng chuyện tham gia lại thị trường. Vì tôi đã ở đó rồi.

Tự tin với Covid-19

Kể từ đó, thị trường chỉ có thêm 5 lần điều chỉnh. Mỗi lần là một cơ hội mua vào cho tôi. Lần giảm 10% cuối cùng là cuối năm 2018. Sau đó, khi tài khoản dần phình lên, tôi tự hỏi bao giờ thị trường mới bán tháo để có thêm cơ hội béo bở nữa. Tôi dần trở nên mất kiên nhẫn. Đến ngày 19/2/2020, S&P 500 thậm chí đóng cửa ở mức cao kỷ lục.

Khi đó, không ai nghĩ đến việc thị trường rơi vào vùng giá xuống, hay Mỹ tiến gần đến suy thoái, dù cổ phiếu đang được định giá cao kỷ lục và Covid-19 bắt đầu lan rộng.

Rồi chỉ một tuần sau, thị trường bắt đầu giảm. Ban đầu chậm, rồi từ từ tăng tốc. Đến ngày 25/2, S&P 500 giảm 7,6% so với đỉnh gần nhất.

Đường phố vắng vẻ ở Via Manzoni (Milan, Italy) vì đại dịch. Ảnh: NYT

Từ góc độ tài chính, tôi không lo lắng về virus. Dịch đã chững lại ở Trung Quốc. Có một vài trường hợp ở Mỹ, hầu hết trong một viện dưỡng lão ở Washington. Mọi người đều nói rằng nước Mỹ có hệ thống chăm sóc y tế tốt hơn, chất lượng không khí tốt hơn và phương tiện hiệu quả hơn để ngăn chặn lây lan so với Trung Quốc.

Là một nhà đầu tư, tôi đã sống qua nhiều dịch bệnh do virus gây ra. SARS, MERS, tả lợn châu Phi, Ebola đều không có tác động rõ rệt đối với chứng khoán Mỹ. Ngay cả đại dịch AIDS tàn khốc cũng ít ảnh hưởng.

Vì vậy, ngày 25/2, tôi đổ tiền vào một quỹ đầu tư theo chỉ số, bỏ qua quy tắc chỉ mua khi thị trường điều chỉnh, do quá háo hức muốn tận dụng cơ hội thoáng qua. Tuy nhiên, cổ phiếu hôm sau giảm thêm một chút. Đến 27/2, S&P giảm gần 5%.

Sau đó, mức điều chỉnh lớn nhất được ghi nhận là giảm 12% so với mức đỉnh tuần trước, trong lúc Covid-19 đã lan rộng toàn cầu, gồm cả Mỹ. Tôi nhận ra rằng mình nên chờ đợi. Tôi cảm thấy ngu ngốc và tội lỗi vì vi phạm quy tắc của tôi. Tôi thề sẽ không làm điều đó một lần nữa.

Điều tồi tệ đến

Vào thứ hai tuần sau đó, S&P tăng gần 5% nhờ tin đồn Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sắp hạ lãi suất. Nhưng đà tăng rất ngắn ngủi. Đến cuối tuần, S&P đã xóa sạch mức tăng đạt được đầu tuần. Dù lo lắng, tôi lại không phải là một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm. Tôi cho rằng cổ phiếu đã định giá rủi ro rồi. Những gì tôi đã biết là thị trường đang điều chỉnh sâu và cần mua thêm.

Tôi có thể còn mua vào sớm hơn, nhưng quyết định tuân thủ đúng quy tắc xưa nay của mình. Nhưng vào thời điểm bất ổn tăng vọt trên nhiều khía cạnh, tôi cảm thấy như mình đang chịu trách nhiệm cho số phận của bản thân vậy. Ban đầu, tôi cảm thấy khá tốt như thể đang chớp được cơ hội. Nhưng cuối cùng lại thành ra lo lắng không yên.

Cuối tuần đầu tiên của tháng 3, tin tức đại dịch ở Italy dồn dập. Những gì dường như là mối đe dọa xa xôi giờ đã có vẻ đến rất gần. Tình hình còn tệ hơn khi Nga và Saudi Arabia quyết định lao vào cuộc chiến giá dầu trong lúc nhu cầu đang giảm mạnh. Giá dầu rơi tự do làm ngành năng lượng khốn đốn.

Tôi dự đoán thị trường sẽ có một ngày thứ hai tồi tệ, nhưng nó thậm chí còn tệ hơn tôi hình dung. S&P đã đóng cửa ngày hôm đó (9/3) với mức giảm 7% - lớn nhất kể từ "Thứ hai Đen tối" năm 1987.

Tôi bị sốc. Cổ phiếu đã giảm nhiều hơn so với mức trung bình của thị trường Mỹ. Quỹ chỉ số chứng khoán quốc tế của tôi đã giảm 20% so với mức đỉnh tháng 2 và quỹ thị trường mới nổi đã mất một phần tư giá trị.

Tôi nghĩ lại về trải nghiệm của mình 33 năm trước, về cảm giác hoảng hốt ở Strasbourg. Tôi cố nhắc nhở bản thân rằng sự biến động là ngắn hạn, quỹ đạo dài hạn của thị trường là luôn luôn tăng. Khi thị trường đi xuống, đó là lúc mua thêm cổ phiếu.

Chỉ số DJIA giảm 10% phiên 12/3 trên sàn New York. Ảnh: Reuters

Vào thứ năm (12/3), sau khi Tổng thống Trump cấm hầu hết các chuyến bay giữa Mỹ và châu Âu, còn các nền kinh tế trên thế giới bắt đầu đóng cửa, cuộc "tàn sát" trên thị trường chứng khoán thậm chí còn tồi tệ hơn thứ hai. S&P mất 10%, khiến mức giảm so với đỉnh lên 27%.

Theo quy tắc của riêng tôi, đó là thời điểm để mua vào. Nhưng tôi không còn nhận ra nữa. Tôi đang bận hủy một kỳ nghỉ vào tuần tới ở Quần đảo Virgin. Tôi bắt đầu suy nghĩ về viễn cảnh cô lập của chính mình, điều mà thậm chí vài ngày trước đó dường như không thể tưởng tượng được.

Tồi tệ hơn, một người bạn ở Tây Ban Nha 40 tuổi khỏe mạnh mà tôi vừa đến thăm vào tháng 11/2019, đã bị bệnh nặng vì Covid-19. Anh ta hôn mê trong bệnh viện Madrid. Tôi lo lắng về sự lây lan của dịch bệnh, không còn tâm trí nghĩ về thị trường chứng khoán hoặc tài sản đang giảm nhanh chóng của mình.

Biến động kỷ lục

Vài ngày sau, thêm 2 người bạn của tôi nhiễm bệnh. Chiến lược giao dịch của tôi không cứng nhắc, mà dựa trên sự hợp lý. Vài ngày sau, khi đang đi bộ dọc một con đường quê, tôi nghĩ mình đã hết lý do để "án binh bất động". Tôi biết rằng nên mua tiếp khi S&P vẫn đang thấp hơn 20% so với đỉnh gần nhất.

Nhưng thị trường biến động hơn những gì tôi đã từng trải qua. S&P ghi nhận thêm một kỷ lục mới - chuỗi 7 ngày liên tục biến động từ 4% trở lên.

Thứ sáu ngày 13/3, thị trường chứng khoán tăng điểm vào cuối phiên, khi ông Trump hứa sẽ có các biện pháp mới để ngăn chặn dịch bệnh và thúc đẩy nền kinh tế. S&P 500 đóng cửa gần như chính xác ở mức dưới đỉnh 20%. Tôi vẫn không làm gì cả.

Biến động mạnh vẫn tiếp tục. Vào thứ hai sau đó, thị trường sụp đổ, xóa bỏ tất cả mức tăng của ngày 13/3. Dow Jones giảm xuống dưới mốc 20.000 lần đầu tiên sau ba năm. Thị trường đã giảm 30% và đó là thời điểm để mua vào. Nhưng tôi vẫn không hành động.

Ngày hôm sau, thị trường chứng khoán quay đầu tăng. Tôi cảm thấy bị cám dỗ với ý nghĩ mua vào, bởi ám ảnh rằng điều tồi tệ nhất có thể đã đi qua. Tôi lo lắng mình đã bỏ lỡ cơ hội bắt đáy và một lần nữa thất bại với chiến lược của bản thân. Nhưng cơ hội ở mốc giảm 30% so với đỉnh gần nhất không còn, và tôi tự nhắc lại quy tắc không mua trong ngày tăng.

Hôm sau, nhiều tin tốt xuất hiện, nhất là dịch ở Trung Quốc đã lắng xuống. Tuy nhiên, thị trường vẫn đỏ trong phiên sáng, một lần nữa kích hoạt mục tiêu mua ở mốc 30% của tôi. Lần này, sau một lúc do dự, tôi hành động.

Tôi không hưng phấn, nhưng cảm thấy tốt hơn những ngày qua. Tôi đã tập trung sự can đảm để đối mặt với sự thật. Tôi đã hành động theo kế hoạch. Sự tự tin của tôi vẫn duy trì qua ngày hôm sau, với một phiên giảm điểm nữa.

Tâm lý dao động

Tôi kể lại cuộc đấu tranh nội tâm về chuyện đầu tư gần đây cho Frank Murtha, một lãnh đạo tại hãng tư vấn MarketPysch kiêm chuyên gia về tài chính hành vi. Ông nói trường hợp của tôi không bất thường, ngay cả trong các nhà đầu tư dày dạn.

Ông ấy giải thích sự miễn cưỡng xem xét danh mục đầu tư những ngày qua là tâm lý phổ biến. "Thấy mình mất tiền tất nhiên là đau đớn", Frank Murtha nói. "Nó không chỉ là việc bạn nghèo hơn, mà bạn còn thấy xấu hổ, dại dột, như làm hỏng việc vậy. Một trong những điều khó khăn nhất là tách riêng chuyện tiền nong ra khỏi bản ngã của mình", ông nói.

Frank Murtha tiếp can đảm cho tôi đối mặt cảm xúc mua vào. "Không có gì làm giảm sự lo lắng hơn là hành động. Bạn có thể thực hiện những hành động nhỏ, giải quyết nhu cầu cảm xúc mà không khiến tài chính của mình gặp rủi ro không đáng có", ông khuyên.

Vị chuyên gia nói với tôi, cổ phiếu là một trong số ít tài sản mà người ta sẽ cảm thấy khó chấp nhận mua hơn khi nó rẻ hơn. Bởi lẽ, mọi quyết định mua nó đều gắn với những yếu tố tiêu cực. Chính Frank Murtha cũng từng sợ hãi vào năm 2009.

Ít nhất tôi cũng đã không phạm lỗi nghiêm trọng nhất mà ông ta cảnh báo, đó là bán tháo khi thị trường giảm mạnh, vì đó là lúc mọi người sẽ thực sự bị tổn thương. "Sau khi bán ra, đòn bẩy cảm xúc sẽ chống lại bạn. Nếu thị trường giảm hơn nữa, nó sẽ tô đậm nỗi sợ hãi của bạn. Nếu nó tăng trở lại, bạn sẽ không muốn mua sau khi vừa bán. Sau đó, tâm lý sẽ càng tệ hơn. Mọi người không nhận ra sẽ khó khăn thế nào để lấy lại tâm lý", Frank Murtha giải thích.

Chưa thể phấn chấn

Không có gì tôi từng trải qua đủ để giúp tôi sẵn sàng cho tốc độ sụp đổ của thị trường ngày nay. Sau khi đạt đỉnh vào tháng 3/2000, thị trường ở trong vùng giá xuống đến tháng 10/2002, tức hai năm rưỡi. Thị trường giá xuống gần đây nhất bắt đầu từ năm 2007 và kéo dài 17 tháng. Không ai biết lần này sẽ kéo dài bao lâu.

Tôi tự nhủ: Ở lần rơi vào vùng giá xuống gần nhất, S&P chưa bao giờ giảm hơn 50% so với mức đỉnh 2007. Trong Đại suy thoái - thị trường giá xuống tệ nhất từ trước đến nay, S&P giảm 86%. Nhưng có lẽ nó không bao giờ chạm mốc 0. Và sau những đợt giảm giá mạnh đó, thị trường không những phục hồi mà cuối cùng còn đạt mức tăng kỷ lục.

Tuần này tôi nhận được một số tin tốt. Bạn tôi ở Tây Ban Nha tỉnh lại từ hôn mê. Các bác sĩ nói rằng ông ấy sẽ phục hồi chậm, nhưng họ vẫn lạc quan. Vào thứ ba (24/3), thị trường tăng vọt, tiếp nối là hai phiên tăng nữa.

Tuy nhiên, tôi không cảm thấy phấn chấn. Kinh nghiệm của tôi cho thấy sẽ có những phiên tăng mạnh giữa lúc thị trường đang có xu hướng giảm tệ nhất. Bây giờ, mục tiêu tiếp theo của tôi là mua vào khi S&P giảm 40% so với mức đỉnh.

Phiên An (theo The New York Times)

Ba kịch bản cho kinh tế Việt Nam trong đại dịch

Tác động của Covid-19 đến nền kinh tế có thể được hình dung qua ba kịch bản.

Kịch bản đầu tiên , là dịch bệnh chỉ tập trung tại Trung Quốc và Hàn Quốc. Ảnh hưởng chủ yếu khi đó với Việt Nam nằm ở phía cung, gồm nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào và nguồn nhân lực tay nghề cao. Chịu tác động chính là các ngành công nghiệp như điện tử, may mặc, hóa chất.

Hoạt động mua bán tại chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội) lúc rạng sáng ngày 8/3. Ảnh: Thanh Huế.

Hoạt động mua bán tại chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội) lúc rạng sáng ngày 8/3. Ảnh: Thanh Huế.

Ảnh hưởng ở phía cầu trong kịch bản này là du lịch, bởi khách Trung Quốc, Hàn Quốc chiếm 50% tổng xuất khẩu du lịch của Việt Nam. Nếu như chỉ có Trung Quốc và Hàn Quốc, mức độ ảnh hưởng của Covid-19 là không lớn do sản xuất, tiêu dùng và du lịch sẽ hồi phục nhanh từ cuối tháng 3/2020. Bộ Kế hoạch và Đầu tư từng đưa ra dự báo, trong trường hợp dịch được kiểm soát trong quý I, GDP cả năm có thể tăng 6,2%. Tuy nhiên, điều này đã không thành hiện thực, khi Covid-19 diễn biến phức tạp hơn.

Kịch bản thứ hai đang xảy ra, là dịch bệnh lan rộng sang Tây Âu và Bắc Mỹ, kèm tốc độ tăng nhanh số ca nhiễm tại Việt Nam. Đây được xem là kịch bản "cơ sở".

Khác với kịch bản đầu, kịch bản hai tác động mạnh tới phía cầu. Giả định dịch bệnh sẽ kéo dài ít nhất hai tháng (kể từ khi tuyên bố phong tỏa Italy ngày 9/3), tức sẽ kéo dài đến tháng 5-6 và chậm nhất tháng 7 tuyên bố hết dịch, tăng trưởng kinh tế hai quý đầu năm sẽ rất thấp, thậm chí âm. Bù lại tăng trưởng nửa cuối năm sẽ rất mạnh do các nước đồng loạt kích thích kinh tế. Trong dự báo của Bộ Kế hoạch đầu tư, nếu dịch kéo dài đến quý II, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ là 6%. Nhưng đây vẫn là một con số rất thách thức.

Kịch bản thứ ba là đại dịch kéo dài dẫn đến khủng hoảng. Đây là kịch bản "rất xấu". Trường hợp này, dịch bệnh sẽ là khởi nguồn cho khủng hoảng tài chính, bắt đầu từ mắt xích yếu nhất là Italy. Nếu Covid-19 kéo dài hơn tháng 7, không loại trừ Mỹ hay nhiều nước phát triển sẽ rơi vào khủng hoảng như năm 2008, với nhiều doanh nghiệp vỡ nợ, lao động mất việc, tác động tiêu cực lên thị trường tín dụng.

Hệ lụy của khủng hoảng này sẽ vô cùng nặng nề và kéo dài. Hiện tại, xác suất của kịch bản này chưa cao do sức khỏe của hệ thống ngân hàng toàn cầu đã tốt hơn thời điểm nổ ra khủng hoảng tài chính năm 2008, trừ hệ thống ngân hàng Italy.

Với những dữ kiện hiện tại, rất khó để dự báo về diễn biến dịch bệnh. Kịch bản cho nền kinh tế, vì thế, có thể nằm giữa hai giả định "cơ sở" và "rất xấu". Tuy nhiên, chắc chắn là GDP năm nay sẽ không thể đạt 6%.

Việt Nam cần dịch công chứng phải chuẩn bị cho kịch bản tăng trưởng có thể chỉ ở mức 5%, với điều kiện các chính sách tài khóa và tiền tệ thành công. Nếu giải ngân đầu tư công tiếp tục chậm chạp, lãi suất giảm không đáng kể, con số tăng trưởng năm nay có thể còn thấp hơn.

Trong ngắn hạn, sự hoảng loạn trên thị trường tài chính toàn cầu đã dẫn tới làn sóng rút vốn mạnh của nhà đầu tư nước ngoài, tác động trực tiếp lên chỉ số chứng khoán và tỷ giá của Việt Nam. Trong tương lai, mô hình phục hồi chữ V, W, U hay L, tương ứng với đà phục hồi rất nhanh từ đáy hay diễn biến chậm hơn, sẽ phụ thuộc vào hai biến số là dịch bệnh và sức khỏe tài chính của các quốc gia.

Điểm tích cực hiện nay là sức chịu đựng của tài khóa và tiền tệ Việt Nam còn tương đối tốt, gồm lượng tiền sẵn có trong Kho bạc (khoảng 400.000 tỷ đồng), lượng tiền Ngân hàng Nhà nước đang hút khỏi lưu thông (xấp xỉ 150.000 tỷ) và dự trữ ngoại hối (trên 80 tỷ USD). Như vậy, nhờ có "tấm đệm rủi ro" này, ngay cả trong kịch bản "rất xấu", Việt Nam vẫn có khả năng giữ ổn định vĩ mô.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Hùng Linh

Ốc Thanh Vân chính thức lên tiếng sau khi Mai Phương qua đời: Đứng không vững lúc hay tin, hé lộ thông tin hiếm về tang lễ

Sau hơn 1 năm chống chọi với bệnh ung thư, Mai Phương đã trút hơi thở cuối cùng vào tối 28/3 tại nhà riêng. Là một người chị thân thiết, đồng hành cùng Mai Phương trong suốt 1 khoảng thời gian dài từ lúc phát biệt cho đến khi cố nghệ sĩ ra đi, những chia sẻ của Ốc Thanh Vân khiến công dịch công chứng chúng đặc biệt quan tâm.

Ốc Thanh Vân cho biết, cô là người cận kề Mai Phương những ngày cuối đời, tuy nhiên cố diễn viên đã dặn dò mọi người giữ kín thông tin bệnh tật trước công chúng. Ngay sau khi Mai Phương trút hơi thở cuối cùng, Ốc Thanh Vân đã lập tức đến nhà riêng của cô em gái nhỏ để cùng gia đình chuẩn bị hậu sự.

Ốc Thanh Vân liêu xiêu, đứng không vững sau khi Mai Phương qua đời, tiết lộ thông tin hiếm về tang lễ! - Ảnh 2.

Ốc Thanh Vân viết tâm thư sau khi Mai Phương ra đi

Sau khi chu toàn mọi việc và trở về nhà giữa đêm, Ốc Thanh Vân chia sẻ: " Ốc vừa về nhà. Một cảm giác trống rỗng. Hồi nãy bước ra xe đi về mà thấy đôi chân liêu xiêu. Đoạn đường về sao thấy xa quá! Vậy là điều mình ngại nghĩ đến cũng đã đến, n hư một sự sắp đặt, bởi, đã cố hết sức. Phải chấp nhận thôi, muốn "giá như" hay "ước gì" cũng không thể được nữa. Về đến nhà, mình chào Bố trên bàn thờ và quỳ thật lâu để xin sức mạnh, niềm tin và nghị lực trong tất cả mọi sự. Xin cho con thông suốt" .

Ốc Thanh Vân liêu xiêu, đứng không vững sau khi Mai Phương qua đời, tiết lộ thông tin hiếm về tang lễ! - Ảnh 3.

Ốc Thanh Vân là người đồng hành cùng Mai Phương từ lúc cố diễn viên phát bệnh cho đến những ngày cuối đời

Không chỉ thế, Ốc Thanh Vân cũng lên tiếng trấn an mọi người rằng cô vẫn ổn và sẽ mạnh mẽ lo chu toàn mọi thứ để tiễn Mai Phương về nơi an nghỉ cuối cùng cũng như chăm sóc cho bé Lavie sau này. Theo như bà xã Trí Rùa tiết lộ, tang lễ của Mai Phương sẽ diễn ra trong không gian kín đáo chỉ có bạn bè và người thân, mỗi lượt viếng sẽ hạn chế dưới 10 người để đảm bảo an toàn. Trước đó, phía gia đình của Mai Phương cũng chia sẻ rằng khoảng 2 ngày nữa thi thể của diễn viên Mai Phương sẽ được hoả táng.

Ốc Thanh Vân liêu xiêu, đứng không vững sau khi Mai Phương qua đời, tiết lộ thông tin hiếm về tang lễ! - Ảnh 4.

Theo như tiết lộ từ Ốc Thanh Vân, giữa lúc nhạy cảm của dịch, tang lễ Mai Phương sẽ diễn ra cực kín đáo với sự tham dự của gia đình và người thân

Ốc Thanh Vân còn nhấn mạnh đề nghị mọi người không chia sẻ cụ thể thông tin về tang lễ để tránh sự hiếu kì, tụ tập đông người trong thời điểm nhạy cảm của dịch bệnh. " Mọi người đừng lo, Ốc ổn và bình tĩnh. Vì cũng đã chuẩn bị tinh thần cho việc này. Lo là lo cho những ngày sắp tới. Một đứa trẻ sẽ lớn lên thế nào đây. Ốc có thông báo về tang lễ của em cho những người thân biết. Mong anh chị em, bạn bè đồng nghiệp chia sẻ kín với nhau, đừng up thông tin lên Facebook. Mình sợ nhiều người hiếu kỳ, tập trung đông rất nguy hiểm vào lúc này. Chúng ta cùng bảo vệ nhau nhé!" .

Ốc Thanh Vân liêu xiêu, đứng không vững sau khi Mai Phương qua đời, tiết lộ thông tin hiếm về tang lễ! - Ảnh 5.

Về phần con gái của Mai Phương, Ốc Thanh Vân cũng tỏ ra lo lắng không biết Lavie sẽ lớn lên thiếu tình thương của mẹ.

Ốc Thanh Vân liêu xiêu, đứng không vững sau khi Mai Phương qua đời, tiết lộ thông tin hiếm về tang lễ! - Ảnh 6.

Người hâm mộ cũng gửi nhiều lời động viên Ốc Thanh Vân, mong cô mạnh mẽ trong những ngày tiễn biệt Mai Phương sắp tới.

Thêm 5 ca nhiễm Covid-19 mới, nâng tổng lên 174: 3 ca liên quan đến BV Bạch Mai

Theo đó, 3 trong số đó liên quan tới Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), 1 ca có thời gian sống trong cộng đồng và 1 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh. 

CA BỆNH 170 (BN170): Bệnh nhân nam, 27 tuổi, có địa chỉ tại Định Hoá, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, nghề nghiệp: lao động tự do (làm thạch cao). 

Đầu tháng 3/2020, bệnh nhân làm trần thạch cao trong khu đô thị mới của Vingroup ở huyện Gia Lâm. Tại đây bệnh nhân ở cùng 04 người, hàng ngày chủ yếu tiếp xúc với 4 người này và một người giám sát trông công trình. Thời điểm này bệnh nhân khỏe mạnh, không ho, không sốt. 

Khoảng ngày 14-15/3/2020, bệnh nhân biết tin bố ốm nên về quê. Bệnh nhân bắt xe Grab (nhưng không đặt xe trên điện thoại) từ Gia Lâm đến bến xe Giáp Bát, lúc 9h30 bệnh nhân lên xe của nhà xe Đức Long và về đến nhà khoảng 12h cùng ngày. Bệnh nhân ở nhà và không đi đâu trong thời gian khoảng 5-6 ngày (không ho, không sốt, không khó thở). Đến sáng ngày 20/3, bệnh nhân cùng hai người chú, thuê xe đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình để chuyển bố lên Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). 

Khoảng 12h cùng ngày, bố của bệnh nhân được đưa vào Khoa Cấp cứu A9 - Bệnh viện Bạch Mai. Bệnh nhân và bố ở đây khoảng 1.5-2h, sau đó bố của bệnh nhân được chuyển đến Khoa Tiêu hoá ở tầng 3. Từ 20-22/3, bệnh nhân đến mua và ăn cơm 5 lần ở quầy số 1 căng tin Bệnh viện Bạch Mai. Sáng ngày 22/3/2020, bệnh nhân đi xe ôm từ Bệnh viện Bạch Mai tới bến xe Giáp Bát, 9h30 lên xe Đức Long và về đến quê lúc 12h, vợ ra đón về. 

Thêm 5 ca nhiễm Covid-19 mới, nâng tổng lên 174: 3 ca liên quan đến BV Bạch Mai - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Tối cùng ngày, bệnh nhân bị sốt 38.5 độ C, được anh vợ chở vào Bệnh viện Đa khoa huyện Kim Sơn tối ngày 23/3/2020. Vào 10h30 ngày 25/3/2020, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả ban đầu dương tính với virus SARS-CoV-2. 

CA BỆNH 171 (BN171):  Bệnh nhân nữ, quốc tịch Việt Nam, 19 tuổi, là du học sinh tại Mỹ, có địa chỉ tại phường 11, quận 10, TP. Hồ Chí Minh. Bệnh nhân từ Mỹ về, quá cảnh ở Philippines, nhập cảnh Việt Nam ngày 13/3/2020. 

Khi nhập cảnh, bệnh nhân không có triệu chứng và được đưa đến Bệnh viện dã chiến Củ Chi cách ly theo dõi . Ngày 24/3/2020, Trung tâm Y tế Quận 10, TP. Hồ Chí Minh tiến hành lấy mẫu theo diện điều tra cộng đồng những người từ Mỹ và Đông Nam Á trở về. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh kết luận mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân dương tính với virus SARS-Cov-2 vào ngày 28/3/2020. Hiện bệnh nhân đang được cách ly tại nhà. 

CA BỆNH 172 (BN 172) : nữ, quốc tịch Việt Nam, là con dâu bệnh nhân số 133, chăm sóc bệnh nhân 23 ngày. Hiện nay bệnh nhân không ho, không sốt, không khó thở. 

CA BỆNH 173 (BN 173): nữ, quốc tịch Việt Nam, sống và làm việc Mátxcơva (LB Nga) về nước ngày 25/3/2020, được chuyển đến khu cách ly tập trung tại trường Đại học FPT ở Hòa Lạc, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Bệnh nhân xuất hiện sốt khoảng 38 độ C, kèm theo ho nhiều, đau mỏi người, đã được nhập viện. 

CA BỆNH 174 (BN 174): nữ, quốc tịch Việt Nam. Bệnh nhân làm việc tại nhà ăn Bệnh viện Bạch Mai, có tiếp xúc với nhiều người. Hai ngày nay bệnh nhân xuất hiện sốt từng cơn, sốt nóng 38,6 độ C, ho húng hắng dịch công chứng có đờm trắng , không chảy nước mũi, không đau mỏi người, đã được nhập viện. 

Bộ Y tế khuyến cáo: Từ 0h hôm nay (28/3/2020) bắt đầu áp dụng việc hạn chế đi lại và các quy định chặt chẽ của Chính phủ nhằm ngăn chặn việc lây lan bệnh Covid-19. Bộ Y tế đề nghị người dân thực hiện tốt 5 điểm sau đây:

1. Hạn chế tối đa ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết.

2. Nếu buộc phải ra ngoài luôn luôn đeo khẩu trang, hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m.

3. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

4. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, lau rửa thường xuyên, để thông thoáng, sinh hoạt lành mạnh.

5. Thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ thường xuyên với cán bộ y tế, cơ sở y tế.

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

Màn ra mắt oái oăm: Mẹ bạn trai giới thiệu với hàng xóm "con bé là giúp việc mới" và câu trả lời khiến các cô gái phải suy ngẫm

Nếu chuyện mẹ chồng - nàng dâu là vấn đề nhức nhối đối với các bà vợ thì mối quan hệ tam giác giữa mẹ bạn trai - bạn trai - bạn gái cũng là 1 xuất phát điểm gian nan cho tình yêu. dịch công chứng Những chủ đề kiểu: "Đến nhà người yêu có nên rửa bát?", "Mẹ bạn trai gây khó dễ ngay trong lần đầu ra mắt " đã quá quen thuộc. Nhưng cách xử lý thế nào lại là quyền quyết định của mỗi cô gái.

Câu chuyện "Mẹ anh luôn đúng!"

Mới đây, câu chuyện của nữ khách mời trong chương trình Tình yêu hoàn mỹ đã khiến nhiều người quan tâm. Cô kể về người bạn trai cũ của mình. Đó là lần ra mắt đầu tiên khi cô về nhà người yêu ở 1 nơi xa.

Cô chia sẻ: "Khi em bước vào nhà bác ấy đã cho em 1 số thử thách. Và câu đầu tiên bác ấy chào em đó là: 'Nhà này không có tiền đâu, ai có tiền thì tự đi mua đồ ăn sáng đi'. Sau câu chuyện đó em nghĩ chỉ là lời đùa thôi và giúp bác dọn dẹp nhà cửa.

Trong lúc em đang dọn dẹp phía sau nhà thì có cô hàng xóm đi qua hỏi: 'Cô bé trắng trẻo đó là ai vậy?'. Bác trả lời: 'Con bé giúp việc mới đến thử việc thôi mà chắc là không được rồi'. Em khá là bất ngờ với câu trả lời đó. Em chưa biết tính cách của bác thế nào nhưng nghĩ chỉ là đùa thôi".

Màn ra mắt oái oăm: Mẹ bạn trai giới thiệu với hàng xóm con bé là giúp việc mới và câu trả lời khiến các cô gái phải suy ngẫm - Ảnh 1.

Nữ khách mời xinh đẹp trong chương trình Tình yêu hoàn mỹ

Điều làm cô sốc nhất là lúc anh bạn trai đưa ra bến xe để về thì bà mẹ có gọi lại dặn phải ngồi hẳn ra sau yên xe cách 1 khoảng đến bao giờ ra khỏi phố rồi muốn ngồi đâu thì ngồi. Cô cũng đã tâm sự với bạn trai nhưng anh ta không quan tâm.

Cô nhớ mãi câu trả lời: "Mẹ anh đã vất vả nhiều rồi nên cái gì mẹ anh nói cũng đúng hết". Cô chấp nhận và cố gắng suốt gần 5 năm nhưng không có kết quả cô mới ngậm ngùi dừng lại.

Suy nghĩ "cho đi tình yêu sớm muộn gì cũng nhận lại tình yêu" dường như xuất hiện trong quan điểm của rất nhiều cô gái. Nhưng rồi, có bao giờ chúng ta tự hỏi rằng: Sự cố gắng ấy có xứng đáng và những thanh xuân qua đi kết quả nhận lại là những gì?

Con gái hãy yêu bằng lý trí

Đàn ông nhu nhược hay nghe lời mẹ là 1 trong những nỗi lo của các cô gái khi chọn chồng. Thế nhưng, lo lắng ấy vẫn chỉ là 1 khía cạnh cảm xúc còn yêu thì cứ yêu, chịu đựng vẫn tiếp tục chịu đựng.

Đàn ông hay quanh đi quẩn lại những lý do muôn thuở: "Mẹ anh già rồi, mẹ anh đã hi sinh quá nhiều cho con cái, vì bà ấy là mẹ anh" ... và tự cho mình cái quyền luôn đúng. Bởi những công lao trong quá khứ có thể xóa nhòa được lỗi lầm của hiện tại. Sự nhập nhằng này thật khiến người làm vợ phải chịu ấm ức cả đời.

Không ai xui dại các cô phải bỏ bạn trai ngay khi lần đầu ra mắt thất bại nhưng hãy yêu bằng sự tỉnh táo. Chúng ta có thể thử cách này hay cách khác, chúng ta có thể cố gắng dung hòa các mối quan hệ nhưng hãy đặt cho mình 1 mốc thời gian "báo thức". Đừng ngủ quên trong 1 tình yêu mù quáng vô định.

Màn ra mắt oái oăm: Mẹ bạn trai giới thiệu với hàng xóm con bé là giúp việc mới và câu trả lời khiến các cô gái phải suy ngẫm - Ảnh 2.

Vì sao mà trước khi kết hôn người ta có giai đoạn tìm hiểu, không những chỉ là người bạn đời sau này mà còn tìm hiểu cả người thân của anh ta. Hãy tận dụng khoảng thời gian quý giá này để cân nhắc có nên "đầu tư" cho tình yêu ấy.

Vẫn biết không có con đường nào là trải sẵn hoa hồng nhưng trong quá trình tạo hình tượng tốt đẹp, con gái hãy ghi nhớ những điều sau:

Không đến chơi nhà bạn trai quá nhiều : Đừng tưởng gần gũi sẽ rút gần khoảng cách. Khi người ta đã có hiềm khích với bạn thì càng phải nhìn mặt nhau nhiều sẽ càng gây ra những nỗi khó chịu không thể giải tỏa.

Tạo dấu ấn trong mỗi lần đến chơi : Đừng nghĩ cứ phải lăn lộn trong các ngóc ngách nhà người ta mới là gái đảm. Bạn cần điều tiết mọi thứ hợp lý nhất. Lúc nào cần nói, lúc nào cần hành động. Hãy để cho bà mẹ chồng khó tính nhất cũng phải công nhận sự đa năng và khéo léo của bạn.

Khẳng định vị thế của mẹ bạn trai : Đó là nghệ thuật giao tiếp. Hãy biết khen ngợi 1 cách thật nhất, để mẹ anh ta biết bà là người phụ nữ "lãnh đạo" trong ngồi nhà ấy. Tỏ ra hiểu sâu sắc tính cách cũng như sở thích của bạn trai cũng là cách gây ấn tượng, giúp mẹ anh ấy yên tâm hơn khi giao con trai cho bạn.

Điều quan trọng nhất là "nhu - cương" đúng lúc, đôi khi cần thể hiện quan điểm cứng rắn, đôi lúc lại áp người ta vào thế "sự đã rồi" để họ không thể gây khó dễ cho mình.

Màn ra mắt oái oăm: Mẹ bạn trai giới thiệu với hàng xóm con bé là giúp việc mới và câu trả lời khiến các cô gái phải suy ngẫm - Ảnh 3.

Nhưng sau 1 thời gian, mọi nỗ lực không thể cải thiện mối quan hệ thì hãy nói rõ ràng với bạn trai. Nếu anh ta phủ nhận hay bênh mẹ thì cần xem xét lại. Còn nếu anh ta tỏ ra công minh và tinh tế trong việc gỡ rối thì xin chúc mừng, bạn vẫn còn cơ hội để hi vọng.

Hãy ghi nhớ, bạn không bắt anh ta lựa chọn bất cứ điều gì cả, bạn chỉ cần được đối xử công bằng và cư xử đúng mực. Thử hình dung xem, khi yêu mà đến phép lịch sự tối thiểu và sự tôn trọng mà người ta dành cho bạn không có thì cưới về sẽ thế nào?

Sự chịu đựng của bạn sẽ dần trở thành thói quen xấu cho cả 2 người: 1 bên thì lầm lũi kìm nén, 1 bên chỉ nói cho sướng miệng. Và rồi, tưởng tượng đi, những uất ức trong bạn sẽ bị dồn lại, ứ đọng để chờ 1 ngày bùng phát, mối quan hệ sẽ đi về đâu?

Con gái có thì có thời, nên nhớ, người mà bạn nợ nhiều nhất là cha mẹ mình chứ không phải ai khác. Yêu đậm sâu hay yêu lâu cũng chỉ là 1 cách nhìn nhận của riêng bạn. Thời gian không quyết định độ bền của 1 mối quan hệ. Hãy thật sự tỉnh táo khi chọn chồng bởi cuộc đời mình chỉ do duy nhất 1 người quyết định - đó là chính mình.

Nạn nhân "phòng chat thứ N" Shin Se Kyung: Từ sao nhí tiềm năng đến mỹ nhân toàn vai tranh cãi

Chiều ngày 27/3, cả châu Á lại tiếp tục dậy sóng với những thông tin mới nhất liên quan đến vụ án " Phòng chat thứ N ". Chẳng là mới đây thủ lĩnh nhóm chat này -  Cho Joo Bin  đã chính thức thừa nhận thêm hai nạn nhân nữa bị mình cài máy quay lén là nữ diễn viên đình đám  Shin Se Kyung  và ca sĩ  Bomi  ( Apink ). 

Bomi (Apink) và Shin Se Kyung là những nạn nhân tiếp theo của "phòng chat thứ N"

Cả Bomi (Apink) và Shin Se Kyung đều là những mỹ nhân sở hữu gương mặt xinh đẹp, khả ái cùng ngoại hình cân đối, đáng ngưỡng mộ. Nói thêm về Shin Se Kyung, dù tuổi đời còn khá trẻ nhưng cô đã có không ít kinh nghiệm chinh chiến trong nghề và sự nghiệp đầy thăng trầm của cô cũng không ít lần vướng phải những thị phi.

Nạn nhân phòng chat thứ N Shin Se Kyung: Từ sao nhí tiềm năng đến mỹ nhân toàn vai tranh cãi - Ảnh 2.

Shin Se Kyung

Ngày sinh: 29/7/1990

Nghề nghiệp: Diễn viên, người mẫu

  • Phim nổi bật: Gia Đình Là Số 1 phần 2, Cô Dâu Thủy Thần, Fashion King, Cặp Đôi Ngoại Cảm,...

1. Sao nhí đình đám được nhiều người yêu mến

Shin Se Kyung sinh năm 1990 trong một gia đình có gia thế ở Seoul. Ngay từ năm 4 tuổi, cô đã bộc lộ thiên hướng nghệ thuật khi bắt đầu xuất hiện trước ống kính, trở thành mẫu nhí cho các nhãn hàng thời trang hoặc xuất hiện trong các chương trình giải trí dành Biên phiên dịch cho trẻ nhỏ. 

Nạn nhân phòng chat thứ N Shin Se Kyung: Từ sao nhí tiềm năng đến mỹ nhân toàn vai tranh cãi - Ảnh 4.

Sở hữu vẻ ngoài đáng yêu, Shin Se Kyung năm đó sớm nhận được sự yêu mến của đông đảo công chúng. Sau bốn năm hoạt động nghệ thuật, năm 8 tuổi, cô nàng trở thành sao nhí nổi đình đám khi xuất hiện trong ảnh album của nhóm nhạc huyền thoại Seo Taiji. Thời điểm đó, báo chí trong nước dành cho cô không ít lời khen ngợi, nhiều người dự đoán Shin Se Kyung nhất định sẽ trở thành một sao nữ đình đám khi trưởng thành.

Nạn nhân phòng chat thứ N Shin Se Kyung: Từ sao nhí tiềm năng đến mỹ nhân toàn vai tranh cãi - Ảnh 5.

Shin Se Kyung trên album của Seo Taiji và Shin Se Kyung của 10 năm sau.

2. Bị cả dân Hàn ném đá vì một hành động khi tham gia Gia Đình Là Số 1

Năm 18 tuổi, Shin Se Kyung có dịp đảm nhận một vai diễn dài hơi trong  Gia Đình Là Số 1 phần 2 . Tưởng đâu bộ phim đình đám toàn châu Á này sẽ giúp con đường thăng tiến của sao nhí năm nào thuận lợi hơn nhưng không, kể từ sau bộ phim, thị phi chính thức bủa vây Shin Se Kyung. Theo nhiều nguồn tin, cái kết bi kịch ở cuối phim là do chính Shin Se Kyung đề nghị biên kịch thực hiện. Tuy đến nay cô vẫn chẳng đưa ra bất kì một lời giải thích chính thức nào về chuyện này nhưng 10 năm trôi qua, khán giả vẫn ném đá Shin Se Kyung mỗi lần có dịp nhắc lại về Gia Đình Là Số 1. 

Nạn nhân phòng chat thứ N Shin Se Kyung: Từ sao nhí tiềm năng đến mỹ nhân toàn vai tranh cãi - Ảnh 6.

Shin Se Kyung ở Gia Đình Là Số 1

Nạn nhân phòng chat thứ N Shin Se Kyung: Từ sao nhí tiềm năng đến mỹ nhân toàn vai tranh cãi - Ảnh 7.

Đến nay khán giả vẫn chưa ngừng ném đá cô nàng vì bộ phim năm nào

Nạn nhân phòng chat thứ N Shin Se Kyung: Từ sao nhí tiềm năng đến mỹ nhân toàn vai tranh cãi - Ảnh 8.

3. Danh xưng "thánh mặt đơ" và hàng loạt thị phi bủa vây

Không chỉ có lùm xùm về cái kết của Gia Đình Là Số 1, sự nghiệp của Shin Se Kyung còn ngập tràn thị phi, thậm chí t ừ năm 2014, cô còn thường xuyên có tên trong danh sách những diễn viên bị ghét nhất Hàn Quốc. Công chúng cho rằng Shin Se Kyung được o bế quá mức chỉ nhờ vẻ ngoài còn thực chất không hề có năng lực, thậm chí cô còn bị gọi với những danh xưng như "thánh mặt đơ", "bình hoa di động". Chính bản thân Shin Se Kyung cũng từng thừa nhận:  "Tôi bắt đầu sợ đọc bình luận mỗi khi ra mắt phim mới. Tôi cảm thấy sợ khi lại đọc những bình luận tiêu cực".

Nạn nhân phòng chat thứ N Shin Se Kyung: Từ sao nhí tiềm năng đến mỹ nhân toàn vai tranh cãi - Ảnh 9.
Nạn nhân phòng chat thứ N Shin Se Kyung: Từ sao nhí tiềm năng đến mỹ nhân toàn vai tranh cãi - Ảnh 10.

Nhìn chung đa phần những bộ phim mà Shin Se Kyung tham gia đều thất bại về mặt rating dù có sở hữu dàn diễn viên đình đám đến đâu. Chưa bàn đến việc diễn xuất nhưng rõ ràng những nhân vật mà cô lựa chọn để đảm nhận khá một màu, hoặc ngây ngô, hiền lành quá độ hoặc vô cùng... mê trai. Có lẽ vấn đề lớn nhất mà Shin Se Kyung gặp phải chính là việc lựa chọn kịch bản. 

Nạn nhân phòng chat thứ N Shin Se Kyung: Từ sao nhí tiềm năng đến mỹ nhân toàn vai tranh cãi - Ảnh 11.

Ngay cả bom tấn Cô Dâu Thủy Thần cũng không thành công như mong đợi

Nạn nhân phòng chat thứ N Shin Se Kyung: Từ sao nhí tiềm năng đến mỹ nhân toàn vai tranh cãi - Ảnh 12.

Đâu chỉ có câu chuyện diễn xuất, nữ diễn viên còn từng phải đau đầu khi vướng tin đồn chỉnh mũi và mắt hai mí. Đối diện với những tin đồn thất thiệt này, Shin Se Kyung tỏ ra khá bình thản bởi cô đã quá quen với chúng: "Lại một thị phi từ trên trời rơi xuống. Tôi không chỉnh sửa nhan sắc".

Nạn nhân phòng chat thứ N Shin Se Kyung: Từ sao nhí tiềm năng đến mỹ nhân toàn vai tranh cãi - Ảnh 13.

Cận cảnh mũi dọc dừa và mắt hai mí tự nhiên của Shin Se Kyung

4. Nhưng cô gái nhỏ chưa bao giờ ngừng cố gắng hay bỏ cuộc

Thị phi bủa vây là vậy nhưng chưa bao giờ người ta thấy Shin Se Kyung bỏ cuộc, ngay cả khi bị cả dân Hàn ném đá vì những chuyện rất vô lý như thể cô khóc trong đám tang bạn trai cũ. Vẫn phải thừa nhận Shin Se Kyung không phải một diễn viên giỏi thế nhưng cũng không thể phủ nhận những nỗ lực hoàn thiện bản thân của cô nàng. Shin Se Kyung vẫn nhận vai diễn mới, cố gắng để thay đổi từng ngày, ít nhất là ở tạo hình nhân vật. Có lẽ khán giả nên nhẫn nại hơn một chút để đợi chờ một màn bứt phá của cô gái nhỏ này.

Nạn nhân phòng chat thứ N Shin Se Kyung: Từ sao nhí tiềm năng đến mỹ nhân toàn vai tranh cãi - Ảnh 14.
Nạn nhân phòng chat thứ N Shin Se Kyung: Từ sao nhí tiềm năng đến mỹ nhân toàn vai tranh cãi - Ảnh 15.

Thăm dò ý kiến

Bạn có thích Shin Se Kyung?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Lê Công Vinh: Huyền thoại tiên phong hay kẻ lạc loài giữa "vũng bùn" bóng đá Việt Nam?

1. Công Vinh mà không xứng đáng, thì liệu cầu thủ Việt Nam nào xứng đáng? Quang Hải, Công Phượng? Hay Văn Quyến, Quốc Vượng? Hay Huỳnh Đức, Hồng Sơn?

Với AFC, quyết định chọn Lê Công Vinh ắt hẳn cực kỳ dễ dàng, bởi dù gì đi nữa, tiền đạo gốc Quỳnh Lưu này vẫn đang là chân sút ghi nhiều bàn thắng nhất cho ĐTQG Việt Nam, anh cũng từng 3 lần giành Quả bóng Vàng Việt Nam, là cầu thủ ghi bàn thắng quyết định đem về chức vô địch AFF Cup đầu tiên của Việt Nam, từng ra nước ngoài thi đấu, ở cả châu Âu lẫn Nhật Bản...

Song khi đọc những dòng bình luận của "người hâm mộ bóng đá Việt Nam" với thông tin vinh danh Công Vinh của AFC, chắc hẳn những ai trót yêu mến anh không thể thoát khỏi cảm giác thoáng buồn:

Lê Công Vinh: Huyền thoại tiên phong hay kẻ lạc loài giữa vũng bùn bóng đá Việt Nam? - Ảnh 1.

"Tôi dám cam đoan ở Việt Nam lượng antifan của Công Vinh và fan Công Phượng xấp xỉ nhau"

"Tiếc cho Quyến béo... giờ thì kép phụ lại là huyền thoại Đông Nam Á"

"Nếu Văn Quyến không rớt, thì Công Vinh vẫn còn lạc trôi đâu đó"

"Huyền thoại, ha ha ha!"

"Tiếc cho Văn Quyến"

Người ta từng trầm trồ với những màn trình diễn mãn nhãn của Văn Quyến, cũng như từng trầm trồ, vỡ òa với những màn trình diễn của Công Phượng. Người ta yêu thứ bóng đá đẹp, thích thú với cảm giác thăng hoa với những pha xử lý điệu nghệ, mà có lẽ quên đi rằng với một tiền đạo, bàn thắng và hiệu quả mới là thước đo quan trọng nhất. Và với một cầu thủ bóng đá, ngoài năng khiếu ra, bản lĩnh và sự nỗ lực cũng là những thứ cực kỳ quan trọng.

Lê Công Vinh: Huyền thoại tiên phong hay kẻ lạc loài giữa vũng bùn bóng đá Việt Nam? - Ảnh 2.

Ở một nền bóng đá khác, một nền văn hóa khác, Công Vinh hoàn toàn có thể là hình ảnh đại diện cho giới cầu thủ - một nghề tử tế như mọi nghề khác. Chẳng phải Công Vinh chính là hình mẫu mà những Quang Hải, Văn Hậu, Xuân Trường, Tuấn Anh, Công Phượng... hướng tới đó sao?

2. Không ít người ghét Công Vinh. Nhưng buồn cười ở chỗ họ chẳng biết mình ghét anh vì điều gì. Có lẽ, bởi Vinh không giống với những cầu thủ là hình mẫu mà thời đại của anh, thời đại bóng đá Việt Nam lặn ngụp trong "vũng bùn" của chính mình, đã là cầu thủ không được phép... là người tử tế. Với họ, Công Vinh là kẻ to gan dám làm cầu thủ "tử tế" trong nền bóng đá "chưa tử tế".

Người ta mặc định Công Vinh chỉ là "kẻ đóng thế" khi Văn Quyến, Quốc Vượng cùng già nửa đội hình chính của ĐTQG Việt Nam phải "nhập trại" năm 2005 vì bán độ, thì anh mới có cơ hội đá chính, mà quên dịch công chứng mất rằng Quả bóng Vàng Việt Nam đầu tiên mà Công Vinh đoạt được là ở tuổi 19, và suốt hơn 10 năm trời, mọi HLV ĐTQG Việt Nam đều đảm bảo cho anh suất đá chính ở trong đội hình.

Lê Công Vinh: Huyền thoại tiên phong hay kẻ lạc loài giữa vũng bùn bóng đá Việt Nam? - Ảnh 3.

Vài năm về trước, người hâm mộ bóng đá nước nhà vui sướng, tự hào với lứa cầu thủ U19 của bầu Đức, với "văn võ song toàn", vừa đá bóng giỏi, vừa được học hành đến nơi đến chốn, nói tiếng Anh như gió. Nhưng trước đó rất nhiều năm, Công Vinh đã thản nhiên trả lời phỏng vấn truyền thông nước ngoài bằng tiếng Anh như gió.

Bóng đá châu Á công nhận và tôn vinh Công Vinh, nhưng với bóng đá Việt Nam, chữ "Vinh" trong tên của huyền thoại bóng đá Đông Nam Á này chẳng hề "đến nơi, đến chốn". Ngày bóng đá Việt Nam chia tay Công Vinh, cũng là ngày cầu thủ xứng đáng là tấm gương xứng đáng nhất cho các cầu thủ Việt Nam ngước nhìn lần cuối Mỹ Đình lộng gió từ thảm cỏ xanh trong giàn giụa nước mắt. Người hâm mộ đau một, thì Công Vinh đau mười với trận đấu cuối của mình.

Lê Công Vinh: Huyền thoại tiên phong hay kẻ lạc loài giữa vũng bùn bóng đá Việt Nam? - Ảnh 4.

Chưa, và chắc sẽ không bao giờ Công Vinh có được trận đấu tôn vinh dành riêng cho mình, cho những gì anh xứng đáng được nhận sau những cống hiến miệt mài trên sân cỏ suốt gần 20 năm sự nghiệp.

Trong những thành công của bóng đá Việt Nam suốt hơn hai năm qua, Công Vinh không có mặt. Trong những thành công của mình với bóng đá Việt Nam, Công Vinh lạc lõng.

Huyền thoại ấy sinh bất phùng thời, nhưng càng nhìn vào những thành công gần đây của bóng đá Việt Nam, nhìn vào "thế hệ vàng" đang từng bước đưa bóng đá Việt Nam vươn tầm châu Á, mới thấu cảm được nỗi lòng của "người tiên phong" dám làm "cầu thủ tử tế" giữa một nền bóng đá... chưa tử tế ngày nào.